Trong hệ vận động, Xương cẳng chân chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, Cẳng chân vững chắc là nhờ có một hệ thống vững chắc như: gân cơ, các dây chằng ổ khớp gối, Liên đốt bàn cổ chân, trong đó xương chày giữ vai trò quan trọng nhất, giữ đến 70% chức năng của xương cẳng chân.
Gãy hai xương cẳng chân bao gồm tất cả các loại gãy đi từ mâm chày tới mắt cá. Trọng thương hay gãy thân 2 xương cẳng chân.
Gãy thân hai xương cẳng chân là loại gãy dưới nếp gấp gối 5cm và trên nếp gấp cổ chân 5cm.
Đặc điểm giải phẫu hai xương cẳng chân
Xương chày là hình lăng trụ tam giác với mào chày ở phía trước, khi xuống 1/3 dưới là hình trụ tròn nên đây là điểm yếu rất dễ bị gãy.
Mạch nuôi xương càng xuống thấp càng nghèo nàn ( 1/3 dưới) khi gãy vùng này xương khó liền.
Các khối cơ bố trí quanh xương không đồng đều, phía sau có khối cơ chắc khỏe, phía trước không có cơ mà ngay dưới da là xương vì vậy khi gãy rất dễ bị lộ xương.
Cấu tạo các khoang hẹp, thành khoang chắc vì vậy khi có phù nề, chảy máu trong khoang dễ gây hội chứng chèn ép khoang cẳng chân.
* Cơ chế gãy xương
- Cơ chế chấn thương trực tiếp chủ yếu gây gãy xương hở.
- Cơ chế chấn thương gián tiếp xương gãy chéo, xoắn.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết
I,BỆNH LÝ
* Tổn thương xương: tùy thuộc vào cơ chế chấn thương, nguyên nhân tai nạn
- Gãy đơn giản: gãy đôi ngang, gãy chéo.
- Gãy phức tạp: gãy nhiều mảnh, nhiều tầng.
- Hay gãy ở vị trí 1/3 dưới (điểm yếu của xương).
- Có thể gãy 1 xương chày hoặc 1 xương mác.
* Tổn thương phần mềm
Gãy hở: chia 3 độ theo Gustilo.
* Độ I: gãy hở mà vết thương (VT) phần mềm nhỏ < lcm, vết thương gọn, sạch, thường là loại gãy hở trong chọc ra. * Độ II: gãy hở mà vết thương lớn >lcm đến 10cm, vết thương gọn, sạch.
* Độ III: là loại gãy hở rất nặng, tỷ lệ cắt cụt chi cao khoảngl5%.
* Độ III1: vết thương rộng, phần mềm dập nát nhiều nhưng xương còn được che phủ một cách thích hợp.
* Độ III2: mất rộng phần mềm, lộ cả một đoạn xương ra ngoài. Khi căt lọc vết thương, muốn che xương phải chuyển vạt cơ hoặc vạt da-cân để
*Độ III3: vừa dập nát phần mềm vừa tổn thương mạch máu và thần kinh.
* Tổn thương mạch, thần kinh
Tổn thương đứt mạch máu, thần kinh (đứt mạch máu thần kinh trong gãy kín hoặc trong gãy hở độ III3)
Có thể gây ra hội chứng chèn ép khoang cẳng chân.
II,BIẾN CHỨNG
* Biến chứng ngay
- Sốc chấn thương: đặc biệt ở gãy xương hở.
- Tổn thương mạch , thần kinh.
- Hội chứng chèn ép khoang.
* Biến chứng sớm
Nhiễm khuẩn.Rối loạn dinh dưỡng kiểu Sudex: cẳng chân sưng nề, nổi nhiều nốt phổng nước ở da.Từ các nốt phỏng nước này có thể dẫn đến nhiễm trùng vào sâu trong xương.
* Di chứng
- Chậm liền: sau 4-5 tháng mà xương không liền.
- Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền.
- Can lệch: gây nên ngắn chi, lệch trục chi, làm bệnh nhân không đi lại được.
- Viêm xương: nhất là sau gãy xương hở, điều trị rất phức tạp và tốn kém.
III,LÂM SÀNG VÀ X.QUANG
Để chẩn đoán xác định, dựa vào lâm sàng và X quang, thường là dễ.
* Lâm sàng
- Sau tai nạn bệnh nhân rất đau vùng gãy, có thể gây nên sốc.
- Mất cơ năng của cẳng chân.
- Gấp góc ở cẳng chân.
- Sờ thấy đầu xương gãy di lệch ngay dưới da.
- Cẳng bàn chân xoay đổ ra mặt giường.
* Xquang
Chụp Xquang để chẩn đoán được loại gãy (đơn giản hay phức tạp), sự di lệch của các đầu xương.
IV. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Tiến hành sớm
– Cố định tốt điểm gãy trong giai đoạn bất động
– Giảm đau, giảm phù nề
– Chống huyết khối tĩnh mạch
– Khôi phục lại tầm vận động khớp gối và cổ chân
– Gia tăng sức mạnh và dẻo dai các nhóm cơ vùng đùi và cẳng chân
– Khôi phục lại dáng đi .
– Lấy lại hoạt động b́ình thường cho bệnh nhân
2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
* Mục đích:
- – Gia tăng tuần hoàn.
- – Giảm đau và giảm co thắt các cơ.
- – Gia tăng tầm vận động khớp gối và khớp cổ chân.
- – Gia tăng sức mạnh các cơ vùng gối, cổ chân và bàn chân.
- – Tập dáng đi đúng.
* Phương pháp:
- – Cử động các ngón chân để gia tăng tuần hoàn và nằm nâng cao chân để giảm sưng nề chân.
- – Gồng cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi
- – Tập chủ động có trợ giúp hay tự do các cử động gập duỗi, dạng áp khớp háng.
- – Tập đi nạng với dáng đi đúng, không chịu sức nặng hay chịu sức nặng một phần tuỳ thuộc đường găy ngang hay chéo và theo chỉ định của bác sỹ.
- – Khi tháo bột có thể áp dụng bồn xoáy, túi chườm nóng.
- – Xoa bóp trong tư thế nâng cao chân để giảm sưng.
- – Tập chủ động tự do tại khớp gối.
- – Tập có lực kháng bằng tay của kỹ thuật viên hay bằng tạ cho các cơ ở cẳng chân, đùi và bàn chân.
- – Tập điều hợp nhặt vật bằng ngón chân.
- – Tập đi trên đường thẳng, đi trên đầu ngón chân, đi với dáng đi đúng.
- – Hoạt động trị liệu: chơi các trò chơi sử dụng bằng hai chân.
- – Sau khi bỏ bột cần băng chân từ ngón chân đến đầu gối cho đến khi chân hết sưng.
V. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…
– Phản ứng của người bệnh trong quá tŕnh tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ…
– Tình trạng chung toàn thân…
Quý bệnh nhân cần tư vấn và Tập Vật lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng Khớp Cẳng Chân xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
KHOA DỊCH VỤ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ – TP.HCM
Với kinh nghiệm lâu năm đã điều trị và phục hồi cho nhiều bệnh nhân khác nhau với các dạng tai biến, tổn thương phức tạp…
( Sức Khỏe Bệnh Nhân Là Niềm Vui Hạnh Phúc Của Chúng Tôi)
Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ:
Chuyên ĐY, KTV VLTL: Nguyễn Đức Điệp
☎ : 0987.473.296 – 0906.574.998