Tập Vật Lý Trị Liệu Bại não, trẻ chậm phát triển vận động
Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các rối loạn thần kinh trung ương ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động, tư thế, giác quan, tâm thần và hành vi, gây nên do tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước, trong và sau khi sinh cho đến 2 tuổi.
Tần xuất: Bại não thường ít khi được chẩn đoán sớm trước 2 tuổi. Với lứa tuổi trên 3 thì tần suất bại não vào khoảng 2-3 trường hợp/1000 trẻ. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một bệnh mạn tính.
Trẻ bại não bị khiếm khuyết nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc mức độ tổn thương của não, trong đó hai chức năng bị tổn thương nhiều nhất là khả năng vận động và khả năng giao tiếp xã hội.
NGUYÊN NHÂN:
Do những tổn thương não trước, trong và sau sanh:
1. Sinh non : nguyên nhân hàng đầu gây bại não ở Mỹ chiếm 40-50 %. Tuổi thai 32-37 tuần nguy cơ bại não tăng gấp 5 lần, dưới 28 tuần nguy cơ co thể tăng lên gấp 50 lần.
2. Đa thai: sanh đôi nguy cơ bại não tăng gấp 4 lần, sanh ba nguy cơ này gấp 18 lần.
3. Đủ tháng :
– Mẹ bị nhiễm khuẩn trước sanh.
– Bất thường của não.
– Sanh ngạt.
– Vàng da nhân.
– Rối loạn chuyển hoá.
4. Sau sanh :
– Viêm não, màng não.
– Chấn thương.
– Xuất huyết não.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
– Rối loạn vận động và bất thường tư thế biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ mức độ nhẹ như khó khăn trong những cử động tinh vi ( cằm, nắm, viết…) đến mức độ nặng như co cứng cơ, co thắt, múa vờn, loạn vận động, mất cân bằng trong vận động và mất phối hợp vận động, liệt một chân, hai chân, nửa người hay tứ chi từ nhẹ đến nặng.
– Chậm phát triển tâm thần: 1/3 các trường hợp bại não kèm chậm phát triển tâm thần trung bình – nặng, 1/3 kèm chậm phát triển tâm thần nhẹ, còn lại phát triển tâm thần bình thường.
– Rối loạn hành vi, nhìn kém, giảm thính lực, khó nói, khó ăn, giao tiếp kém.
– Múa vờn.
– Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bại não:
NGHI NGỜ BẠI NÃO NẾU TRẺ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG KỸ NĂNG THEO TUỔI SAU ĐÂY:
– Ngồi một mình: 6-10 tháng.
– Tiếng bập bẹ, bi bô: 6-8 tháng.
– Bò, trườn: 9-12 tháng.
– Cầm, nấm bằng ngón tay,cầm bình sữa: 9-12 tháng.
– Tự đi: 12-18 tháng.
– Phát âm hơn hai từ “ba ba, má má”: 12-18 tháng.
– Đi lên, đi xuống cầu thang: 24-36 tháng.
– Mang dép, lật sách: 24-30 tháng.
Không có một tiêu chuẩn vàng nào để chẩn đoán bại não,càng nhiều yếu tố càng ủng hộ chẩn đoán.
Theo Farber, Friedmen, Steinfeld dấu hiệu bại não:
– 4 tháng tuổi: không chơi với bàn tay.
– 6 tháng tuổi: đầu thụt lại đằng sau.
– 6 tháng tuổi: không lật hai chiều.
– 8 tháng tuổi: không ngồi được khi đặt
– 12 tháng tuổi: không bò.
Các biện pháp điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ em
Điều trị bại não cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau, cùng phối hợp với trẻ và gia đình nhằm vạch ra được một kế hoạch cụ thể thích hợp . Điều trị bại não nhằm giúp trẻ đạt được khả năng trí tuệ cũng như vận động tối đa có thể có chứ không thể lấy lại được những khả năng đã mất để thành một đứa trẻ hoàn toàn bình thường.
Vật Lý Trị Liệu:Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện lực cơ và phòng ngừa sư co kéo biến dạng cơ (cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp).
Đôi khi trẻ cần được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh.
Phục hồi chức năng:Đây là biện pháp quan trọng nhất, giúp trẻ có thể vận động được, thực hiện được các công việc tự phục vụ. Đối với trường hợp nặng, tập luyện cho trẻ nhằm mục đích thực hiện được các thao tác quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân. Những trường hợp nhẹ hơn, tập luyện và điều trị có thể hướng đến mục tiêu cao hơn như giao tiếp, vui chơi, và cả học tập nữa.
Điều quan trọng quyết định sự thành công của điều trị là vai trò của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Nếu những đối tượng này tin tưởng, quyết tâm và có những kiến thức cơ bản cũng như kỹ năng thực hành thì đứa trẻ có nhiều khả năng đạt được những tiến bộ lớn nhằm giảm sự lệ thuộc của trẻ vào người khác, đảm bảo cho trẻ một cuộc sống gần với bình thường. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não cần toàn diện, bao gồm các biện pháp:
– Vận động trị liệu: Sử dụng các bài tập vận động tùy theo thể bệnh để giúp trẻ giảm các mẫu vận động bất thường, tăng khả năng vận động bình thường.
– Hoạt động trị liệu: Sử dụng các bài tập hoạt động trị liệu, các trò chơi giúp trẻ có thể thực hiện được các hoạt động theo sự phát triển của lứa tuổi.
– Ngôn ngữ trị liệu: Giúp trẻ kiểm soát các cơ của lưỡi, hàm, tập phát âm được. Ngôn ngữ trị liệu cần được tiến hành trước tuổi trẻ đến trường và tiếp tục trong suốt thời gian đi học.
– Chăm sóc: Trẻ nhỏ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ ánh sáng, được giao tiếp với các trẻ khác và người lớn.
Nếu được điều trị, phần lớn trẻ em bại não có thể cải thiện đáng kể được những khả năng của mình. Mặc dù các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian nhưng theo như định nghĩa thì bại não là một căn bệnh không tiến triển, vì thế nếu người bệnh càng ngày càng yếu đi thì nguyên nhân có thể là do một vấn đề nào khác chứ không phải là do bại não.
– Cần phải tiến hành sớm với sự tham gia của người thân bệnh nhân để việc điều trị được liên tục.
– Có nhiều phương pháp được đề xuất, nhưng dù phương pháp nào cũng phải có một chương trình đầy đủ bào gồm: phục hồi các rối loạn vận động như làm bớt co cứng, múa vờn hay rối loạn trương lực cơ, tập luyện khả năng điều khiển tự chủ, điều trị các rối loạn thính giác, thị giác, động kinh nếu có.
– Tập luyện chức năng cho trẻ bại não có đặc điểm là trẻ chưa hề biết những động tác mà kỹ thuật viên tập cho trẻ, nên cần tiến hành theo trình tự phát triển vận động của trẻ bình thường.
Mọi thắc mắc cần tư vấn Tập Vật Lý Trị Liệu Cho trẻ Em bại não, vẹo cơ, chậm phát triển xin vui lòng liên hệ:
KHOA DỊCH VỤ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ – TP.HCM
Với kinh nghiệm lâu năm đã điều trị và phục hồi cho nhiều bệnh nhân khác nhau với các dạng tai biến, tổn thương phức tạp…
( Sức Khoẻ Bệnh Nhân Là Niềm Vui Hạnh Phúc Của Chúng Tôi)
Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ:
Chuyên ĐY, KTV VLTL: Nguyễn Đức Điệp
☎ : 0987.473.296 – 0906.574.998
Báo giá giùm em dịch vụ tập VLTL tại nhà và lịch điều trị nhé! Bé nhà e 2 tháng 10 ngày
AD xem hồ sơ của e chưa ạ, e có gửi mail rồi ạ
Báo giá khám và tập vltl tại nhà giúp em bé em được 6 tháng.
Bé 20 tháng chậm đi
Chào bạn! Bé nhà bạn đến nay đã đi được chưa ạ? Bạn có thể cho mình xin ít thông tin được không ạ? Bé mình cũng vậy, 19 tháng nhưng chưa biết đi.
Báo giá giùm e tập VLTL bé e 11 tháng chậm vận động
Cho mình hỏi giá tập tại nhà và tập ở tân phú. Vì nhà má mình ở tân phú. Mình cho bé đến tân phú tập cũng dc