Câu hỏi: gãy chân bao lâu thì đi được ? Cách tập đi sau khi bị gãy chân tháo bột ? Cách tập vật lý trị liệu cho người bị gãy chân thế nào đúng cách là thắc mắc của nhiều người bị gãy xương chân muốn hồi phục nhanh có thể liền lại sau gãy chân ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đi lại.
Vì thế nên có nhiều người thắc mắc đặt ra câu hỏi Gãy Chân Bao Lâu Thì Tập Đi ? Cách Tập Đi Sau Khi Bị Gãy Chân Tháo Bột và cách tập luyện như thế nào để được nhanh hồi phục. Sau đây Phòng khám vật lý trị liệu – Bác Sĩ Đức Điệp sẽ giải đáp mọi người cùng tìm hiểu nhé !
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết
Hỏi Tháo Bột Chân Bao Lâu Thì Đi Được
Sau khi tháo bột, người bệnh thường cảm thấy nhẹ nhõm ở chân, tuy nhiên điều này nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác không thoải mái khi đi lại. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, cứng khớp, sưng hoặc bất động khớp trong vài ngày sau khi tháo bột.
Các cơ ở xung quanh khu vực bó bột cũng có thể bị teo, mất kích thước và sử dụng. Bởi vì chân không được cử động cũng như sử dụng trong suốt một thời gian dài, điều này cũng dẫn đến yếu cớ và đau đớn khi đi lại.
Sau khi tháo bột, người bệnh có thể bắt đầu đi lại bình thường ngay khi cảm thấy thoải mái và nếu bác sĩ cho phép. Thông thường chỉ cần 1 – 2 ngày để cơ thể làm quen và di chuyển bình thường. Nếu gặp khó khăn hoặc đau đớn, người bệnh có thể sử dụng nạng, gậy hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Sau khi tháo bột người bệnh khi đi bộ, đảm bảo bàn chân luôn hướng về phía trước càng nhiều càng tốt, bởi vì điều này có thể tăng cường cơ bắp chân và giúp chân linh hoạt hơn.
Cách Tập Đi Sau Khi Tháo Bột
Sau khi tháo bột thì hiện tượng teo cơ cứng khớp có thể xảy ra. Lúc này, bạn có thể thấy phần chân chỗ bị gãy sẽ nhỏ hơn so với bên chân lành lặn. Lúc này, cần tập phục hồi chức năng, đặc biệt là đi lại để hồi phục sức mạnh của cơ.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng cách tập đi sau khi tháo bột sau:
✅ Giữ dáng đi thẳng, mắt luôn nhìn về phía trước và 2 vai giữ thăng bằng, ngang bằng nhau.
✅ Hai tay chống nạng, lưu ý là đầu nạng tỳ mạnh vào nách.
✅ Hai mũi nạng và chân lành sẽ tạo thành 3 điểm tựa vững chắc để bước đi từng bước.
✅ Hai nạng đưa ra trước, chân lành bước theo sau và chân bị gãy bước đi thật nhẹ.
✅ Sau 1 – 2 tuần thì bỏ một bên nạng và tập đi tương tự như vậ
✅ Sau 2 – 3 tháng, khi xương liền và tháo bột thì không cần dùng nạng nữa, tập bước đi bình thường trên hai chân.
Cách Tập Đi Sau Khi Bị Gãy Chân
⭐️ Gãy chân bao lâu đi được phụ thuộc vào quá trình tập luyện hằng ngày của người bệnh. Cách tập đi sau khi bị gãy chân tháo bột cụ thể là:
⭐️ Có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu nạng nên tựa vào bên lồng ngực thay vì tì vào nách.
⭐️ Dáng đi thẳng, không khom người, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai vai bằng nhau.
⭐️ Tập bước đi với 3 điểm tựa, chú ý không tỳ hoặc tỳ nhẹ với cường độ tăng dần lên chân bị gãy.
⭐️ Mũi nạng và chân lành của người bệnh tạo thành hình tam giác. Sử dụng nạng đưa từ 10 – 30 cm, giữ thăng bằng ở đầu nạng, bước chân lành trước rồi bước tiếp. Tập dần cho đến khi xương đã gần liền vững.
⭐️ Không nên dùng gậy chống bên chân gãy vì có thể làm dáng đi bị xấu ngay cả sau khi đã hồi phục. Khi xương đã liền lại hẳn, có thể bỏ nạng và tập đi bình thường.
Cách Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Người Bị Gãy Chân
Nguyên tắc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy chân là: Giúp tạo điều kiện tốt cho quá trình liền xương và cơ; giảm sưng, đau, chống kết dính khớp, chống rối loạn tuần hoàn máu; duy trì tầm vận động của khớp. Lặp đi lặp lại các động tác tập luyện là phương pháp tốt nhất để phục hồi khả năng vận động sau khi bị chấn thương. Khi tập vật lý trị liệu tại nhà, bạn có thể tham khảo các bài tập sau:
⓵. Gia Tăng Lực Cơ Chi Đau
Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.
⓶. Tập Vận Động Khớp
Khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do các cơ co ngắn tại, bao khớp bị co rút, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng đi. Do đó, người bệnh gãy chân cần chú ý tập cử động khớp để tạo điều kiện giúp dịch khớp ra vào nuôi dưỡng khớp, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau gãy xương.
Khi tập luyện, người bệnh thực hiện bài tập co duỗi khớp với tốc độ 45 giây/lần co duỗi, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Bệnh nhân có thể bắt đầu tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật hoặc sau bó bột.
⓷. Tập Đi Sau Gãy Chân Tháo Bột
Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp.
Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30 cm một cách.
⓸. Gập Và Giữ Cơ Hông
Bài tập chân này rất tốt đối với những bệnh nhân bị hạn chế vận động do gãy chân vì bạn có thể dùng lực cánh tay để hỗ trợ cho chân. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy dùng tay nâng chân bị chấn thương lên ngực, giữ ở đó 1 giây trước khi từ từ thả chân xuống. Sau đó, lặp lại với chân còn lại.
Khi tập, bạn nên cố gắng giữ lưng thẳng và căng cơ, lặp lại cho cả 2 chân. Khi đã hồi phục đáng kể sau chấn thương và quen với bài tập này, bạn có thể tập luyện mà không cần tới sự hỗ trợ của tay.
⓹. Biện Pháp Xoa Bóp
Nên xoa nắn thường xuyên ổ gãy xương liền khớp. Chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
⓺. Phục Hồi Chức Năng Sinh Hoạt Cá Nhân
Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dùng hòn đá hình quả trứng để nắm), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ vật lý trị liệu sẽ đưa ra hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau gãy chân phù hợp nhất. Ngoài ra, để việc trị liệu đạt kết quả cao, người bệnh cũng cần kiên trì tập luyện, chú ý tới chế độ ăn uống, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…Nếu không chú ý tập vật lý trị liệu chân thì có thể làm chậm khả năng phục hồi, thậm chí để lại dị tật suốt đời. Do đo, người bệnh khi bị gãy xương nên đi thăm khám, tập vật lý trị liệu sớm để tránh được những di chứng trong tương lai bạn nhé !